• Cấp cứu 24/7
    0904 748 808
  • Hotline
    0904 748 808
  • Cơ sở 1

    43 Quán Sứ, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Cơ sở 2

    Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

  • Cơ sở 3

    Số 30 đường Tân Triều, Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội.

Hướng dẫn khám bệnh và điều trị tại bệnh viện K

10/07/2017 14:07

Bệnh viện K là bệnh viện Ung Bướu hàng đầu ở Việt Nam: khám và chẩn đoán các loại ung thư, khối u, xét nghiệm, tầm soát và chữa theo phác đồ mới nhất, công nghệ tiên tiến nhất Việt Nam. Vậy hãy cùng amthucvasuckhoe tìm hiểu xem Bệnh viện K khám có tốt không? Kinh nghiệm khám chữa bệnh ở Bệnh viện K như thế nào? Giờ làm việc của Bệnh viện K như thế nào?

BỆNH VIỆN K HÀ NỘI CÓ KHÁM NGOÀI GIỜ, KHÁM VÀO THỨ 7, CN HAY KHÔNG?

GIỜ KHÁM BỆNH:

Giờ làm việc: 08 giờ đến 17 giờ hàng ngày từ thứ 2 đến thứ 6.

Bệnh viện không làm việc vào thứ 7 và chủ nhật

Ngoài ra, bệnh nhân có thể khám bệnh sớm hơn từ lúc 7h tại khu E ở cơ sở 1: 43 Quán Sứ – Hoàn Kiếm – Hà Nội

+ Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
+ Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
+ Cơ sở 3: Số 30 đường Tân Triều, Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội.

Số điện thoại đường dây nóng của Bệnh viện K:

Các số điện thoại đường dây nóng của Bệnh viện K luôn hoạt động để giải quyết kịp thời các thắc mắc của người nhà bệnh nhân và bệnh nhân:

Cơ sở Quán Sứ: 0904748808
Cơ sở Tam Hiệp: 0936238808
Cơ sở Tân Triều: 0904690818

Hướng dẫn khám bệnh tại Bệnh viện K

Dấu hiệu báo động ung thư mà bệnh nhân cần đi khám bệnh?

Trước hết BVK nhận các bệnh nhân từ các tuyến bệnh viện Trung Ương, bệnh viện Tỉnh và y tế Huyện có giấy giới thiệu tới để khám chữa bệnh. Người bệnh có các giấy giới thiệu của các tuyến này sẽ được bố trí khám bệnh ở khoa khám bệnh.

Ngoài ra người nào có 1 trong số 9 dấu hiệu báo động về ung thư sau đây nên đến khám tại Bệnh viện K càng sớm càng tốt:

  • Vết loét lâu liền.
  • Ho dai dẳng, tức ngực điều trị không đỡ.
  • Chậm tiêu, khó nuốt.
  • Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu.
  • U ở vú hay ở trên cơ thể.
  • Hạch to lên không bình thường.
  • Chảy máu, dịch bất thường ở âm đạo ngoài kỳ kinh.
  • Ù tai, nhìn lệch.
  • Gầy sút, thiếu máu không giải thích được.

Ngoài 9 dấu hiệu cảnh báo trên, nếu có điều kiện nên khám định kỳ 1 năm 1 lần nhằm phát hiện sớm các ung thư thường gặp như ung thư vú, cổ tử cung ở nữ giới, ung thư gan, phổi, dạ dày, đại trực tràng, vòm . . . ở nam giới.

Đăng ký khám chữa bệnh tại Bệnh viện K như thế nào?

Bệnh viện K có khu khám bệnh chuyên khoa dành cho những người bệnh tự nguyện và có bảo hiểm y tế, có giấy giới thiệu từ các cơ sở y tế tuyến Huyện, Tỉnh và Trung ương gửi đến. Tất cả đối tượng khám từ vùng đầu cổ, thân mình, tứ chi, vù và bộ phận sinh dục đều được thực hiện ở đây theo bảng giá qui định của Bộ Y Tế về thu một phần viện phí.

Bệnh nhân đến khám cần đăng ký tại cửa đón tiếp, mua biên lai và nhận số vào khám, cầm sổ y bạ và chờ theo số để vào khám theo quy luật ai đến trước vào trước.

Trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 70 tuổi được ưu tiên, người bệnh nặng cần cấp cứu được nhận khám ngay.

Để phục vụ bệnh nhân, Bệnh viện bố trí một số phòng khám sớm tại cơ sở 1 ở 43 Quán Sứ – Hoàn Kiếm – Hà Nội bắt đầu từ 7h tại nhà E.

Thời gian khám bệnh của bệnh viện K theo giờ hành chính. Tuy nhiên, do số lượng bệnh nhân rất đông, nên bạn cần đi sớm để lấy số thứ tự trước và khám sớm hơn, không phải chờ đợi quá lâu, thậm chí phải chờ sang ngày hôm sau.

Quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện K

Theo quy định của bệnh viện, không được sử dụng sổ khám bệnh bên ngoài.

Sau khi làm thủ tục đăng ký khám theo bảo hiểm y tế ở cửa 11 đến 13, bạn đến nhà E, tầng 1, cửa số 6 để lấy số khám bệnh. Phòng khám bệnh nằm trên tầng 2 nhà E.

Khám xong bác sĩ sẽ đưa bạn 1 số giấy tờ để đi làm thủ tục xét nghiệm . Nếu khám theo bảo hiểm y tế và bác sĩ yêu cầu xét nghiệm, bạn quay lại cửa 14, cạnh khu vực đăng ký bảo hiểm để nộp tiền và đóng dấu vào phiếu xét nghiệm.

Sau đó, di chuyển về phòng xét nghiệm theo chỉ dẫn của nhân viên y tế để nộp phiếu đã đóng dấu, lấy số thứ tự và chờ tới lượt.

Sau khi đã có đầy đủ các kết quả xét nghiệm, bạn quay lại cửa số 6, lấy số thứ tự khám lần 2 và quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ kết luận.

Hướng dẫn điều trị tại bệnh viện K

Đối với người có u lành tính

Phòng tiểu phẫu (gác 2, nhà B) tiếp nhận điều trị phẩu thuật các khối u lành. Người bệnh được mổ và săn sóc sau mổ an toàn để có thể về nhà thật sớm, chi phí tối thiểu. Phí điều trị tùy theo mức độ khó hãy dễ phẩu thuật, theo qui định của Bộ Y Tế. Một số u lành với kích thước lớn, ở vị trí nguy hiểm nhận vào viện mổ nội trú.

Đối với người mắc ung thư

Tùy theo loại ung thư, giai đoạn bệnh ung thư mà người bệnh được tiếp nhận vào các khoa điều trị. Nếu bệnh cần phẩu thuật u vùng đầu cổ vào khoa ngoại A; U vú vào khoa ngoại B; U tổng hợp và tiêu hóa vào khoa ngoại C; U ở phổi và khoa ngoại D; Utử cung, buồng trứng, âm hộ âmvật vào khoa ngoại E. Các trường hợp cần tia xạ trước có thể vào khoa xạ I, khoa xạ II, khoa xạ III. Trường hợp điều trị hóa chất người bệnh nhập viện vào khoa hóa chất.

Các trường hợp ung thư giai đoạn muộn không còn chỉ định điều trị tích cực tại Bệnh viện K sẽ được chuyển đến Khoa điều trị triệu chứng Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp để chăm sóc hoặc được kê đơn và hướng dẫn chăm sóc tại nhà nhằm giảm bệnh, giảm đau đớn.

Các khối u ở trẻ em được điều trị tại cơ sở Tam Hiệp. Một số phẩu thuật da, xương, phần mềm, vú. . . sẽ vào khoa ngoại Tam Hiệp, nơi có 2 buồng mổ hoạt động thường xuyên.

Đối với người mắc bệnh không phải là khối u

Trường hợp bệnh viêm nhiễm hoặc dị dạng, đặc biệt là các bệnh tiền thân của ung thư được điều trị theo chỉ định của bệnh. Ví dụ: Phẫu thuật các nốt ruồi, mụn cơm, cắt bao qui đầu, hạ tinh hoàn lạc chỗ. Điều trị chống viêm các bệnh viêm không đặc hiệu hoặc đặc hiệu (Lao), kê đơn các bệnh thông thường về đường tai mũi họng, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục.

Một số phương pháp điều trị tại bệnh viện K

Điều trị phẫu thuật: 6 phòng mổ được trang bị mới từ năm 1996, đảm bảo cho 25-30 ca mổ 1 tuần. Các phẫu thuật gồm: Ung thư da, lưỡi, tuyến giáp, tuyên mang tai, phổi, trung thất, vú, tử cung, gan, lách, thận, tụy, dạ dày, đại trực tràng, u bụng, xương, phần mềm, bộ phận sinh dục.

Điều trị tia xạ: Hiện nay có 3 máy Cobalt 60 và 1 máy gia tốc đang hoạt động, 3 máy xạ trị nạp nguồn sau hàng chục kim và ống Radium của phòng thí nghiệm Marie Curie (Paris). Tia xạ cho các ung thư vòm, vú, cổ tử cung, phổi, trực tràng, phần mềm. . . Kèm theo có khoa vật lý phóng xạ và lập kế hoạch xạ trị chuẩn liều tia xạ. Một máy gia tốc với tiêu chuẩn quốc tế đã được hoàn thiện tại khu tia xạ với một hệ thống mô phỏng hiện đại.

Điều trị hóa chất: Hóa trị liệu ngày càng mở rộng qui mô và chất lượng, bao gồm điều trị khỏi bệnh và giảm bệnh, chống đau, vài chục loại thuốc và hàng chục phác đồ điều trị tiên tiến đang được áp dụng. Một số đề tài nghiên cứu điều trị tài trợ bởi nước ngoài được tiến hành với sự đồng ý tự nguyện của bệnh nhân.

Người bệnh hoặc thân nhân được thông tin đầy đủ trước khi bước vào qui trình điều trị.

Theo dõi tiến triển sau điều trị:

Các bệnh nhân ung thư được theo dõi sát tình hình diễn biến tái phát và di căn sau điều trị. Theo dõi bằng khám bệnh và xét nghiệm. Nhìn chung, năm đầu sau điều trị cứ 3 tháng khám lại 1 lần, năm thứ 2 điều trị hẹn 6 tháng khám lạ 1 lần và những năm sau 1 năm khám lại 1 lần. Nếu có những diễn biến không thuận lợi bệnh viện sẽ nhận điều trị tiếp, hoặc săn sóc theo các triệu chứng rối loạn, kể cả giảm đau do ung thư.

Giờ khám bệnh viện K Hà Nội

Bài liên quan

Thong ke

Kết nối facebook